Featured
KKD Communications
Quản trị Truyền thông
Nhằm tổ chức truyền thông hiệu quả, ra chiến lược là bước khởi đầu quan trọng và then chốt quyết định thành bại với doanh nghiệp. Chiếc lược càng xúc tích, thực hiện càng dễ dàng. 7 bước chủ yếu dưới đây sẽ giúp bạn khởi tạo và phát triển kế hoạch truyền thông hiệu quả
– Bất kì chiến lược truyền thông nào cũng cần có mục tiêu, thiết lập mục tiêu không chỉ giúc chiến dịch bạn thực hiện. Để đặt mục tiêu, hãy tuân thủ khung SMART và nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
✓ Có chất riêng – Đo lường được – Có thể đạt được – Tính phù hợp cao – Giới hạn thời gian
✓ Theo dõi và sử dụng các số liệu có giá trị cao
✓ Nhiều doanh nghiệp thường đặt kì vọng và theo đuổi các số liệu phù phiếm như lượt thích và tin nhắn. Tuy rằng chúng dễ dàng theo dõi nhưng rất khó để có thể chứng minh giá trị thực của chúng đối với doanh nghiệp của bạn. Các mục tiêu lý tưởng nhất mà bạn nên chú ý bao gồm: tỷ lệ chuyển đổi, khách hàng tiềm năng, số lượng giới thiệu website,..
✓ Và tất nhiên, mỗi kênh truyền thông lại có mục tiêu và số liệu theo dõi khác nhau nên bạn cần có sự sắp xếp mục tiêu và các chiến lược tiếp thị tổng thể hợp lý
– Một trong những việc đầu tiên cần làm là định vị nhóm người có khả năng sẽ trở thành khách hàng của bạn. Hãy xác định xem bạn đang nói chuyện với ai, họ cần gì và muốn thấy gì trên mạng xã hội, bạn có thể tạo ra các nội dung hấp dẫn và thu hút, lên kế hoạch biến “những người hâm mộ này” thành khách hàng cho doanh nghiệp.
– Nếu bạn còn đang phân vân về nhóm khách hàng tiềm năng, hãy nghiên cứu và tham khảo số liệu từ các phương tiện truyền thông xã hội, nắm bắt thông tin ngay nhằm định hình chân dung khách hàng một cách rõ rệt: giới tính, mức độ học thức, thu nhập, lối sống, quan điểm, địa vị xã hội, các mối quan tâm cũng như các nội dung họ sẵn sàng tiếp nhận trên mọi kênh truyền thông,…
– Những hiểu biết này sẽ giúp ích cho các hoạch định chiến lược của bạn để nhắm mục tiêu khách hàng chính xác hơn.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh kịp thời chiến lược một cách hiệu quả nhất.
– Lắng nghe để thay đổi. Việc theo dỗi sát sao các hoạt động từ đối thủ của bạn
– Hơn thế nữa, những phân tích này sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội. Ví dụ: 1 trong những đối thủ lớn nhất của bạn đang hoạt động tích cực trên Facebook nhưng không hoạt động trên Twitter hay Instagram. Đây chính là thời cơ để bạn tạo nên lợi thế riêng biệt ở vị trí mới mẻ và tiềm năng thay vì phải chiến đấu ác liệt ở cuộc đua mà đối thủ đang là người dẫn đầu
– Phương tiện truyền thông của bạn chính là “chiếc xe” giao tiếp liên lạc mà bạn sẽ sử dụng để truyền tải những thông điệp tiếp thị của mình. Do đó, với bất kỳ công cụ truyền thông nào, bạn cũng nên bắt đầu bằng các hỏi những câu hỏi sau để đánh giá tính hiệu quả
➢ Cái gì hiệu quả và cái gì không hiệu quả?
➢ Ai đang tham gia với bạn trên mạng xã hội? mục tiêu của bạn là gì?
➢ Sự hiện diện thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông so với đối thủ cạnh tranh của bạn?
➢ Khách hàng của bạn có thực sự ở đây không?
➢ Nếu có, họ tham gia với nhu cầu như thế nào?
➢ Phương tiện truyền thông này có thể giúp tôi đạt được bao nhiêu % các mục tiêu kinh doanh?
– Một cuộc kiểm tra đơn giản như trên sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin một cách chính xác nhằm cung cấp một điểm khởi đầu tốt để lập kế hoạch truyền thông
– Khi bạn thu hẹp các kênh xã hội sẽ sử dụng, bạn sẽ đồng thời cần xác định chiến lược của mình cho từng kênh. Ví dụ: các thương hiệu thị trường mỹ phẩm và hàng may mặc có thể sử dụng Instagram và Snapchat để quảng bá , trong khi Twitter được sử dụng nhiều hơn cho các sản phẩm dịch vụ khách hàng.
– Hãy tạo ra những sứ mệnh riêng biệt cho từng kênh truyền thông, giá trị của từng kênh nên được áp dụng với các mục tiêu tương ứng và phù hợp Lắng nghe khách hàng của bạn đang nói gì, tìm hiểu về mong muốn và nhu cầu của họ nhằm đảm bảo các sản phẩm mà bạn cung cấp cũng phù hợp với đối tượng mà bạn đang theo đuổi.
– Điều này là để đảm bảo rằng mọi thứ bạn chia sẻ đều tăng giá trị cho mục tiêu kinh doanh của bạn, hãy xoay vòng cách tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng bằng nhiều nội dung chất lượng và nhiều ý nghĩa. Ví dụ:
50% nội dung sẽ hướng lưu lượng truy cập đến website
25% sẽ là các bài đăng khuyến mãi hấp dẫn
20% tiếp theo sẽ hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh như bán hàng, tạo khách hàng tiềm năng, vv
5 phần trăm nội dung sẽ là về văn hóa công ty, hoạt động của công ty, v.v.
– Nếu điều này đang làm bạn lúng túng, hãy tuân thủ quy tắc 80-20:
80% nội dung có tính giải trí, giáo dục và thông báo tới đối tượng của bạn
20% nội dung còn lại nhằm quảng bá và làm thương hiệu
– Việc này được vạch ra rõ ràng trong lịch nội dung của bạn sẽ giúp bạn duy trì tỷ lệ bạn đã lên kế hoạch và có thể giúp bạn phân tích loại nội dung nào hoạt động tốt nhất.
– Sau một thời gian triển khai, bạn sẽ nắm trong tay một hệ thống dữ liệu khách hàng(data), hãy sử dụng nó để phân tích và đánh giá chiến lược đã qua. Mấu chốt thành bại của chiến lược truyền thông chính là hành động của khách hàng, dù bạn tạo được sự lôi cuốn mạnh mẽ, khiến cho khách hàng khát khao thực sự nhưng lại chưa dẫn tới hàng động mua hàng thì chắc hẳn bạn vẫn cần phải điều chỉnh lại kế hoạch cho doanh nghiệp của mình
Kết luận:
Như vậy là bạn đã có một “Kế hoạch truyền thông 7 bước”. Nó không đến nỗi quá khó như bạn tưởng. Đương nhiên, bạn sẽ cần học hỏi thêm đôi chút về các sự chọn lựa, về thông điệp thích hợp và về nhiều chi phí liên quan,…. Nhưng bạn đừng cố gắng biến công việc xây dựng và phát triển kế hoạch truyền thông thành một nhiệm vụ nặng nề. Hãy nhớ quy tắc 80-20: 80% các kết quả của bạn sẽ đến từ 20% nỗ lực của bạn
Quy trình 7 bước tạo ra chiến lược truyền thông hiệu quả
Nhằm tổ chức truyền thông hiệu quả, ra chiến lược là bước khởi đầu quan trọng và then chốt quyết định thành bại với doanh nghiệp. Chiếc lược càng xúc tích, thực hiện càng dễ dàng. 7 bước chủ yếu dưới đây sẽ giúp bạn khởi tạo và phát triển kế hoạch truyền thông hiệu quả
Bước 1: Đặt mục tiêu truyền thông phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
– Bất kì chiến lược truyền thông nào cũng cần có mục tiêu, thiết lập mục tiêu không chỉ giúc chiến dịch bạn thực hiện. Để đặt mục tiêu, hãy tuân thủ khung SMART và nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
✓ Có chất riêng – Đo lường được – Có thể đạt được – Tính phù hợp cao – Giới hạn thời gian
✓ Theo dõi và sử dụng các số liệu có giá trị cao
✓ Nhiều doanh nghiệp thường đặt kì vọng và theo đuổi các số liệu phù phiếm như lượt thích và tin nhắn. Tuy rằng chúng dễ dàng theo dõi nhưng rất khó để có thể chứng minh giá trị thực của chúng đối với doanh nghiệp của bạn. Các mục tiêu lý tưởng nhất mà bạn nên chú ý bao gồm: tỷ lệ chuyển đổi, khách hàng tiềm năng, số lượng giới thiệu website,..
✓ Và tất nhiên, mỗi kênh truyền thông lại có mục tiêu và số liệu theo dõi khác nhau nên bạn cần có sự sắp xếp mục tiêu và các chiến lược tiếp thị tổng thể hợp lý
Bước 2: Làm quen với các tệp khách hàng mục tiêu
– Một trong những việc đầu tiên cần làm là định vị nhóm người có khả năng sẽ trở thành khách hàng của bạn. Hãy xác định xem bạn đang nói chuyện với ai, họ cần gì và muốn thấy gì trên mạng xã hội, bạn có thể tạo ra các nội dung hấp dẫn và thu hút, lên kế hoạch biến “những người hâm mộ này” thành khách hàng cho doanh nghiệp.
– Nếu bạn còn đang phân vân về nhóm khách hàng tiềm năng, hãy nghiên cứu và tham khảo số liệu từ các phương tiện truyền thông xã hội, nắm bắt thông tin ngay nhằm định hình chân dung khách hàng một cách rõ rệt: giới tính, mức độ học thức, thu nhập, lối sống, quan điểm, địa vị xã hội, các mối quan tâm cũng như các nội dung họ sẵn sàng tiếp nhận trên mọi kênh truyền thông,…
– Những hiểu biết này sẽ giúp ích cho các hoạch định chiến lược của bạn để nhắm mục tiêu khách hàng chính xác hơn.
Bước 3: Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh
– Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh kịp thời chiến lược một cách hiệu quả nhất.
– Lắng nghe để thay đổi. Việc theo dỗi sát sao các hoạt động từ đối thủ của bạn
– Hơn thế nữa, những phân tích này sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội. Ví dụ: 1 trong những đối thủ lớn nhất của bạn đang hoạt động tích cực trên Facebook nhưng không hoạt động trên Twitter hay Instagram. Đây chính là thời cơ để bạn tạo nên lợi thế riêng biệt ở vị trí mới mẻ và tiềm năng thay vì phải chiến đấu ác liệt ở cuộc đua mà đối thủ đang là người dẫn đầu
Bước 4: Đánh giá phương tiện truyền thông xã hội mà bạn đã và đang sử dụng
– Phương tiện truyền thông của bạn chính là “chiếc xe” giao tiếp liên lạc mà bạn sẽ sử dụng để truyền tải những thông điệp tiếp thị của mình. Do đó, với bất kỳ công cụ truyền thông nào, bạn cũng nên bắt đầu bằng các hỏi những câu hỏi sau để đánh giá tính hiệu quả
➢ Cái gì hiệu quả và cái gì không hiệu quả?
➢ Ai đang tham gia với bạn trên mạng xã hội? mục tiêu của bạn là gì?
➢ Sự hiện diện thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông so với đối thủ cạnh tranh của bạn?
➢ Khách hàng của bạn có thực sự ở đây không?
➢ Nếu có, họ tham gia với nhu cầu như thế nào?
➢ Phương tiện truyền thông này có thể giúp tôi đạt được bao nhiêu % các mục tiêu kinh doanh?
– Một cuộc kiểm tra đơn giản như trên sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin một cách chính xác nhằm cung cấp một điểm khởi đầu tốt để lập kế hoạch truyền thông
Bước 5: Cải thiện và xây dựng chiến lược truyền thông sâu
– Khi bạn thu hẹp các kênh xã hội sẽ sử dụng, bạn sẽ đồng thời cần xác định chiến lược của mình cho từng kênh. Ví dụ: các thương hiệu thị trường mỹ phẩm và hàng may mặc có thể sử dụng Instagram và Snapchat để quảng bá , trong khi Twitter được sử dụng nhiều hơn cho các sản phẩm dịch vụ khách hàng.
– Hãy tạo ra những sứ mệnh riêng biệt cho từng kênh truyền thông, giá trị của từng kênh nên được áp dụng với các mục tiêu tương ứng và phù hợp Lắng nghe khách hàng của bạn đang nói gì, tìm hiểu về mong muốn và nhu cầu của họ nhằm đảm bảo các sản phẩm mà bạn cung cấp cũng phù hợp với đối tượng mà bạn đang theo đuổi.
Bước 6: Lên sơ đồ kết hợp nhiều nội dung
– Điều này là để đảm bảo rằng mọi thứ bạn chia sẻ đều tăng giá trị cho mục tiêu kinh doanh của bạn, hãy xoay vòng cách tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng bằng nhiều nội dung chất lượng và nhiều ý nghĩa. Ví dụ:
50% nội dung sẽ hướng lưu lượng truy cập đến website
25% sẽ là các bài đăng khuyến mãi hấp dẫn
20% tiếp theo sẽ hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh như bán hàng, tạo khách hàng tiềm năng, vv
5 phần trăm nội dung sẽ là về văn hóa công ty, hoạt động của công ty, v.v.
– Nếu điều này đang làm bạn lúng túng, hãy tuân thủ quy tắc 80-20:
80% nội dung có tính giải trí, giáo dục và thông báo tới đối tượng của bạn
20% nội dung còn lại nhằm quảng bá và làm thương hiệu
– Việc này được vạch ra rõ ràng trong lịch nội dung của bạn sẽ giúp bạn duy trì tỷ lệ bạn đã lên kế hoạch và có thể giúp bạn phân tích loại nội dung nào hoạt động tốt nhất.
Bước 7: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược của bạn
– Sau một thời gian triển khai, bạn sẽ nắm trong tay một hệ thống dữ liệu khách hàng(data), hãy sử dụng nó để phân tích và đánh giá chiến lược đã qua. Mấu chốt thành bại của chiến lược truyền thông chính là hành động của khách hàng, dù bạn tạo được sự lôi cuốn mạnh mẽ, khiến cho khách hàng khát khao thực sự nhưng lại chưa dẫn tới hàng động mua hàng thì chắc hẳn bạn vẫn cần phải điều chỉnh lại kế hoạch cho doanh nghiệp của mình
Kết luận:
Như vậy là bạn đã có một “Kế hoạch truyền thông 7 bước”. Nó không đến nỗi quá khó như bạn tưởng. Đương nhiên, bạn sẽ cần học hỏi thêm đôi chút về các sự chọn lựa, về thông điệp thích hợp và về nhiều chi phí liên quan,…. Nhưng bạn đừng cố gắng biến công việc xây dựng và phát triển kế hoạch truyền thông thành một nhiệm vụ nặng nề. Hãy nhớ quy tắc 80-20: 80% các kết quả của bạn sẽ đến từ 20% nỗ lực của bạn