Tân Nguyễn và nét Phượng Khấu giữa lòng Sa Đéc

Không có nhận xét nào




Vẫn hoạt động và gắn bó với việc làm đẹp cho mọi người, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ, Tân Nguyễn Make up giờ đã là phù thủy của giới make up với sự tín nhiệm của mọi người rất lớn.

Tân Nguyễn và nét Phượng Khấu

Mới đây, anh đã tung ra bộ ảnh mới đậm nét Phượng Khấu được chụp giữa lòng TP. Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp mà cụ thể là ở Chùa Ông Quách

Nói về Sa Đéc thì Chùa …Di tích Văn Hoá và đặc biệt là Làng Hoa không ai mà không biết. Là một người con sinh ra và lớn lên miền đồng quê Sa Đéc, Tân Nguyễn rất hãnh diện về điều này. Chàng trai không có cơ duyên được làm và phục vụ cho quê nhà. Tuy nhiên, cứ mỗi lần được dịp rảnh rỗi, bớt việc, là anh lại về thăm quê. 6 năm sống và làm việc ở Sài Gòn, nhưng khi nói về vùng đất mình từng lớn lên, gắn bó một thời bao thương nhớ, Tân Nguyễn không ngần ngại và tự hào về kể về những di tích, danh lam và đặc biệt a kể rất nhiều Chùa. Dường như trong anh lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ và hướng về miền quê.

Tân Nguyễn và nét Phượng Khấu

Xa xứ 6 năm, ngoài Mẹ đẻ của Tân Nguyễn thì anh coi Sa Đéc cũng như là người Mẹ thứ hai của mình. Miền quê hiền hòa chan chứa yêu thương. Không may mắn Mẹ ruột mất nên anh rất trân trọng muốn lưu giữ những kỉ niệm ở miền quê Sa Đéc bằng những điều nhỏ nhất: Quyên góp và làm từ thiện cho quê mình trong 3 năm qua… Dù công việc anh rất bận rộn nên sau những khi xong việc makeup là anh luôn suy nghĩ sẽ làm thêm những gì cho Sa Đéc.

Tân Nguyễn và nét Phượng Khấu

Trong không khí Tết đến xuân vê, Tân Nguyễn ấp ủ một kỉ niệm với miền quê. Và sau 6 năm, anh mới quyết định trở về chụp ảnh xuân tại quê. Được sự giúp đỡ từ Đạo Diễn Huỳnh Tuấn Anh trong việc lựa chọn tài trợ trang phục, Tân Nguyễn quyết định tạo nên nét Phượng Khấu trên chính quê nhà của anh.

Cùng xem thêm hình ảnh của Make up Tân Nguyễn trong trang phục từ Phim Phượng Khấu …

Tân Nguyễn và nét Phượng Khấu
Tân Nguyễn và nét Phượng Khấu

Thực hiện: Gia Anh
Tài trợ Trang phục: Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh
Photo: Lê Giang
Makeup: Hoàng Phạm
Địa điểm: a Chùa Ông Quách – Sa Đéc….

Chùa Kiến An Cung (Chùa Ông Quách) – lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng

Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại phường 2, trung tâm thị xã Sa Đéc, là công trình văn hoá đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Chùa do nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa thu Đinh Mậu (1927) thì làm lễ khánh thành. Với niên đại gần cả trăm năm tuổi, đây là một trong những điểm du lịch Đồng Tháp thu hút đông đảo khách đến tham quan.

Đến với di tích này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng. Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái chùa lợp ngói dợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo chữ “ngũ hành”. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ.

Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người Phước Kiến là một trong ba cộng đồng gồm Kinh, Hoa và Khmer sống chan hòa bao đời nay; nhưng họ luôn giữ được bản sắc văn hóa, tâm linh suốt nhiều thế hệ sinh sôi, trưởng thành trên đất khách. Kiến An Cung là một minh chứng về năm hóa tâm linh của họ.

Nét độc đáo của ngồi chùa là hàng rào xây bằng xi măng nhưng được chế tác như những cọc tre xanh dân dã. Đến với di tích này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng. Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái ngói âm dương được lợp theo kiểu dợn sóng rồng.

Mặt tiền của chùa được thiết kế hài hòa với 3 gian chính, mái ngói âm dương được lợp theo kiểu dợn sóng rồng trải nền cho 6 ngọn sóng cong vút lên cao mà 6 đầu ngọn sóng ấy là 6 cung điện nguy nga, tráng lệ được thu nhỏ, biểu trưng cho tinh thần vượt khó và thành đạt.

Trước cửa chính Kiến An Cung có tượng đá xanh hai con kỳ lân to lớn, điêu khắc mỹ thuật. Cũng như các ngôi chùa Tàu khác, hai bên tường cửa cái Kiến An Cung cũng có vẽ hình hai ông Thiện, ông Ác trấn giữ.

Bước qua ngạch cửa bằng đá xanh, bên trong chánh điện là thiên tỉnh (giếng trời). Đây là nơi lấy ánh sáng và thông gió giúp chùa lúc nào cũng sáng sủa và thoáng mát. Đặc biệt cái hay của thiên tỉnh là giúp chùa giải bớt khói nhang mù mịt một cách nhanh chóng trong những ngày lễ lớn, khách thập phương viếng chùa đông.

Những hàng cột lớn, đen bóng đồ sộ; hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng, liễn, chấn… tất cả được chạm trổ tinh vi, sơn son thếp vàng rực rỡ. Ngay giữa chánh điện là bàn thờ ông Quách (tức Quảng Trạch Tôn Vương), mặt đỏ hồng, chân gác lên, tay nâng đai ngọc; hai bên có hai vị thần cầm ấn kiếm, tướng diện oai phong lẫm liệt; bên tả là Thanh Thuỷ Tổ Sư (nguyên là thầy thuốc chữa bệnh cho dân); bên hữu là Bảo Sanh Đại Đế (có nhiệm vụ bảo vệ sanh mạng của người trung nghĩa)…

Phía trước bàn thờ có tượng quan Thánh Đế Quân, có sắp hai hàng binh khí sáng ngời; cạnh bên có Đông lang và Tây lang để làm nơi tiếp khách khi đến cúng bái, trên vách tường có vẽ những bức tranh theo lối thủy mạc, nét vẽ rất uyển chuyển, sống động, những hình thập điện phong thần, những truyện xưa tích cũ mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Những bức tranh tại đây sống động mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Các vật liệu quan trọng như đá xanh làm ngạch cửa, lư hương… từ cố quốc đưa sang.

Mái trước cửa ra vào có 4 chậu hoa bằng gỗ sơn son thếp vàng, giữa có tấm hoành phi “Kiến An Cung”. Trên cửa ra vào có 6 con Lân gỗ thếp vàng, ở mỗi mặt của cánh cửa có vẽ cảnh sinh hoạt của vua chúa và các quan ngày xưa. Hai bên cửa chính có hai câu đối trang trí hoa văn xung quanh, nền chạm hoa mai và hạc thếp vàng rực rỡ….

Đến Kiến An Cung, du khách cũng sẽ có có dịp trầm trồ, thán phục những tuyệt tác điêu khắc gỗ. Đó là những bao lam trải dài bên dưới trần chùa, nối liền các cây cột. Tất cả đều do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian Trung Hoa sang thực hiện. Họ cũng dùng vật liệu quan trọng như đá xanh làm ngạch cửa, lư hương… từ cố quốc đưa sang. Đã qua lớp bụi thời gian gần cả trăm năm mà ngôi chùa trông vẫn bề thế và nét vẽ vẫn không phai mờ. Quả là tài nghệ của những người thợ lành nghề thuở xưa.

Trong bộ ảnh này, Makeup Tân Nguyễn cũng chia sẻ rằng anh thích nét tĩnh lặng tâm linh ở nơi này. Hằng năm, chùa có hai lễ tế: Ngày 22 tháng 02 (âm lịch) là ngày sinh của ông Quách và ngày 22 tháng 08 (âm lịch) là ngày ông thành đạo; chùa có thiết lễ cúng tế rất trang nghiêm, đông đảo người đến dự và cầu nguyện. Đáo lệ 03 năm thì lập trai đàn, cầu siêu cho bá tánh; cầu quốc thái dân an, phong điều vũ thuận…

Nằm bên dòng sông Tiền, Sa Đéc là vùng đất có bề dày lịch sử hàng mấy trăm năm ở Nam Bộ, được biết đến là thủ phủ hoa, kiểng của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Du lịch Sa Đéc hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp dung dị, bình yên và hoài cổ. Tới đây, du khách như lạc về miền Tây của những ngày tháng cũ. Tại Sa Đéc cón có nhiều ngôi đình, chùa cổ, đẹp có giá trị về văn hoá, lịch sử như chùa Hương, chùa Bà Thiên Hậu, đình Vĩnh Phước, Tân Tây võ miếu, chùa Bà Cửu Thiên Huyền Nữ…

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét